Các bằng chứng thay lời kết Em-mau

Để khẳng định Em-mau Ni-cô–pô–lit là ngôi làng trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca, ta có các bằng chứng sau:

Phần lớn các bản chép tay cổ của Tin Mừng theo thánh Lu-ca mà ta có hôm nay đều cho thấy khoảng cách từ Giê–ru-sa–lem đến Em-mau là 60 xtat (tương đương 12 km). Tuy nhiên các bản chép tay viết hoa (oncial): א (Codex Sinaiticus), Θ, Ν, Κ, Π, 079 và viết thường (cursif): 157, 265, 1079, 1604, 1219, 1223; cũng như các bản dịch la-tinh (một số bản chép tay của Vetus Latina, ví dụ như bản Sangermanensis); các bản chép tay Vul-gat loại có chất lượng cao và có niên đại cao nhất, Fuldensis; vài bản dịch bằng tiếng Aram, ví dụ sách các bài đọc Palestine; vài bản dịch tiếng giê–ô–gi-en và ac-m–ni-en lại đưa ra khoảng cách là 160 xtat (chừng 30 km). Con số 60 xtat được chọn từ thế kỉ thứ XVI cho các sắc Kinh Thánh được in ấn. Để phản bác lại ý kiến 160 xtat, người ta thường lấy lý do là không ai có thể đi về trong ngày với một quãng đường xa như vậy. Tuy nhiên đừng quên rằng nguyên tắc dịch các bản văn cổ là: « Lectio difficilior, lection verior ». Giữa bản gốc và bản chép lại, bản gốc thường khó hiểu hơn, vì các nhà sao chép Kinh Thánh thời cổ đại thường có xu hướng chỉnh sửa một số từ khó hiểu trong bản văn để cho nó sáng nghĩa hơn, tuy nhiên họ không thể làm ngược lại. Cũng nên lưu ý thêm rằng chuyện đi về trong ngày từ Giê–ru–sa–lem đến Em-mau là làm được và kinh nghiệm cho thấy nhiều lần về vấn đề đó.

Các nguồn Do Thái cổ đại (sách Ma–ca–bê quyển thứ nhất, Fơ-la-vi-ut Giô-sep, Tal-mud và Midrash) chỉ biết đến một nơi duy nhất dưới tên là Em-mau thuộc vùng Giê –ru-sa-lem, đó là Em-mau nằm trong thung lũng Ai-a-lon. Flavius còn kể trong sách «Cuộc chiến do thái... » rằng Vespasien, một tướng La-mã, sau này làm vua, đã xếp quân đoàn số V-Macédoine tại Em-mau. Các dữ liệu này đã được xác định bởi các nhà khảo cổ qua việc tìm thấy các phiến đá mộ của các chiến binh thuộc binh đoàn này trong vùng Em-mau Ni-cô–pô-lit. Chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, ngôi làng Em-mau tồn tại thực sự trên bờ thung lũng Ai-a-lon và chính khu đất này đã được Fơ-la-vi-ut Giô-sep diễn tả trong các bài viết của mình [7]; Ngôi làng Ha–mot–xa cách Giê–ru–sa–lem 30 xtat (khoảng 6 km) được nói đến trong các bản chép tay thời trung đại về « Cuộc chiến Do Thái » của Fơ-la-vi-ut Giô-sep (2,6,6) với tên Ammaous, rất có thể là do lỗi của các tay sao chép văn.)

Truyền thống Kitô giáo của các Giáo Phụ và các người hành hương Đất Thánh thời La–mã By-zăng–tinh đều nhất trí việc đồng nhất Em-mau Ni-cô –po –lis với Em-mau trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca, trong các vị đó phải kể đến Origène, trong phần chú thích bản chép tay nhanh số 194; thánh Ơ-dep-bơ Đơ Xê-da-rê, Onomasticon; thánh Giê-rôm, thơ 108, PL XXII, 833 và một số bản văn khác; Hésichius Giê–ru–sa–lem, Quaestiones, PG XCIII, 1444; Théophane le Confesseur, Chronografia PG CVIII, 160; Sozomène, Lịch sử Giáo hội, PG LXVII, 180; Théodose, trên phần đất thánh …Năm 1878, chân phước Ma–ri-am Bê–lem (Mariam Bawardi) đã đón nhận sự mạc khải, qua đó Chúa Giê–su cho biết Am-vat (Amwas) là Em-mau thực sự của Tin Mừng, sau đó các nữ đan viện Cát-minh đã chuộc lại khu đất từ tay người Hồi Giáo. Em-mau đã bảo tồn trong nhiều thế kỷ cái tên cổ kinh của mình, Hơn nữa trong nhiều thế kỷ, bao người Kitô hữu đã tôn kính nơi này vì Chúa Phục Sinh đã hiện ra tại đó.